THĂM QUAN CỬA HÀNG

Ưu - Nhược Điểm của 3 Kiểu Thiết Kế Bếp Phổ Biến

Trong quá trình thiết kế bếp, việc lựa chọn kiểu bố trí đúng là vô cùng quan trọng. Ba kiểu bố trí phổ biến nhất hiện nay – bố trí nhà bếp hình chữ L, hình chữ U, và bố trí song song – mỗi kiểu đều mang lại những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về từng kiểu bố trí nhà bếp, từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan và quyết định đúng đắn cho thiết kế nhà bếp của mình.

Top 3 kiểu thiết kế bếp ăn phổ biến

Thiết kế bếp kiểu chữ U

Bếp kiểu chữ U là gì?

​​Bếp hình chữ U là kiểu thiết kế bếp được tạo nên bằng cách kết hợp 3 bức tường hoặc tủ bếp liền kề, tạo thành 2 góc vuông.

Đặc tính cơ bản của bếp hình chữ U

Top 3 kiểu thiết kế bếp ăn phổ biến
Bếp kiểu chữ U. Nguồn: Pexels

Bếp hình chữ U là một trong những kiểu thiết kế bếp được ưa chuộng rộng rãi trong quá khứ bởi sự tiện lợi, khả năng tiết kiệm không gian, tăng cường tối ưu diện tích sử dụng.

Đồng thời, với thiết kế nhà bếp này, không gian bếp sẽ có sự khép kín so với khu vực sinh hoạt bên ngoài, giúp đảm bảo sự tế nhị, kín đáo cho gia chủ khi sơ chế thực phẩm và nấu nướng.

Tuy nhiên, bếp chữ U thường tạo cảm giác khá hẹp và chật chội. Khi di chuyển giữa các đảo bếp hay mở cửa tủ, người nấu rất dễ va chạm, gây bất tiện khi nấu nướng.

Thiết kế bếp song song

Bếp song song là gì?

Đúng như tên gọi, bếp song song là dạng thiết kế với 2 đảo/ kệ bếp đối xứng song song độc lập với nhau mà không có điểm cắt trực tiếp. 

Đặc tính cơ bản của bếp song song

Thông thường, bếp và bồn rửa được thiết kế cùng một phía còn phía đối diện chính là nơi bày biện đồ ăn khi sơ chế và khi chế biến xong. Khoảng không gian giữa 2 đảo bếp là nơi để đầu bếp di chuyển và làm việc.

Thiết kế bếp song song
Bếp song song. Nguồn: pxhere

Có thể nói, đây là kiểu thiết kế bếp mang lại cảm giác thông thoáng, rộng rãi, thoải mái nấu nướng, dễ dàng giao tiếp với các khu vực sinh hoạt bên ngoài. Tuy nhiên, kiểu bếp này chỉ phù hợp với các gia đình có diện tích nhà lớn, đủ để lắp đặt 2 đảo bếp song song.

Thiết kế bếp kiểu chữ L

Bếp kiểu chữ L là gì?

Bếp chữ L là kiểu thiết kế nhà bếp sử dụng 2 bức tường hoặc 2 phần của tủ bếp vuông góc với nhau như hình chữ L.

Đặc tính cơ bản của bếp hình chữ L

Thiết kế bếp kiểu chữ L
Thiết kế bếp kiểu chữ L. Nguồn: Your Home And Garden

So với bếp chữ U, bếp chữ L tạo cảm giác mở hơn. Nhà có bếp kiểu chữ L cũng mang cảm giác sáng sủa, thoáng, dễ giao lưu giữa các phòng hơn. Chính vì thế, bếp chữ L được ưa chuộng rộng rãi hơn kiểu chữ U trong những năm gần đây.

Với những ngôi nhà có bếp kiểu chữ L, phần diện tích sẽ chiếm ít diện tích, vì thế kiểu bếp này rất phù hợp cho những ngôi nhà có diện tích chật hẹp.

Tuy nhiên, bếp chữ L cũng không phải là kiểu bếp hoàn hảo mà vẫn có những khuyết điểm nhất định. Với kiểu bếp này, những gia chủ có nhu cầu sử dụng nhiều diện tích để trưng bày nguyên liệu, không gian chỉ 2 đảo bếp sẽ không đủ. Họ thường phải dùng không gian của bồn rửa, hoặc thêm bàn để đặt đồ. Khoảng cách giữa 3 vị trí chính trong tam giác làm việc (bếp, bồn rửa, tủ lạnh) cũng xa hơn kiểu chữ U.

So sánh ưu – nhược điểm 3 kiểu thiết kế bếp phổ biến

Dựa theo những đặc tính cơ bản của 3 kiểu bếp trên, chuyên gia MODALE có thể rút ra một số kết luận về ưu – nhược điểm của từng kiểu bếp như dưới đây:

 

Ưu điểm Nhược điểm
Bếp hình chữ U • Khoảng diện tích bày biện lớn, thuận tiện cho gia đình có nhu cầu nấu nướng cao

• Các đảo bếp liên kết với nhau, giảm thiểu di chuyển khi nấu nướng

• Kín đáo, phù hợp với gia đình đề cao sự riêng tư giữa các phòng

• Cảm giác khá hẹp và chật chội

• Dễ đụng chạm khi di chuyển

• Khó giao tiếp qua lại giữa bếp với khu vực sinh hoạt bên ngoài

• Tốn chi phí hơn kiểu chữ L

Bếp hình chữ L • Cảm giác rộng rãi, thông thoáng, ít gò bó hơn kiểu chữ U

• Dễ giao tiếp với khu vực sinh hoạt bên ngoài

• Tiết kiệm chi phí hơn kiểu bếp chữ U

• Không gian bày biện giới hạn, các gia đình có nhu cầu nấu nướng cao thường phải dùng thêm bàn/ bồn rửa để bày biện đồ dùng

• Tam giác làm việc (bồn rửa – bếp – tủ lạnh) cách xa, người nấu di chuyển nhiều

Bếp song song • Đây là kiểu bếp tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi nhất trong 3 kiểu thiết kế bếp

• Giảm thiểu sự đụng chạm với tủ, kệ hay người khác, vì thế phù hợp cho gia đình lớn thường có nhiều người dùng bếp cùng 1 lúc

• Dễ giao tiếp với khu vực sinh hoạt bên ngoài

•  Chỉ dành cho nhà có diện tích lớn

• Phải di chuyển nhiều giữa 2 đảo bếp

Đọc thêm:

Gợi Ý 03 Nguyên Tắc Thiết Kế Nội Thất Phòng Bếp Khoa Học

Hướng Dẫn Lựa Chọn Dịch Vụ Thiết Kế Nội Thất Cho Không Gian Sống Nhà Bạn

Dẫn Đầu Xu Hướng Thiết Kế Nội Thất Với Top 5 Màu Sắc Của Năm 2024

Trên đây là 3 kiểu thiết kế bếp phổ biến và những ưu-nhược điểm của chúng. Hãy theo dõi MODALE tại fanpage MODALE Việt Nam để tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về thiết kế nội thất.

Vector

language :

Vector

NGÔN NGỮ :