Không đơn giản là việc sắp xếp các món đồ trong không gian sống, thiết kế thi công nội thất còn là nghệ thuật và khoa học trong việc tối ưu hóa công năng và giá trị thẩm mỹ để nâng tầm không gian sống. Để làm được điều này, một trong những yếu tố không thể bỏ qua trong thiết kế thi công nội thất là sự cân đối về nguyên lý thị giác của không gian.
Nắm được những nguyên lý thị giác trong thiết kế thi công nội thất giúp bạn biến nhà ở của gia đình mình thành một không gian đáng sống, hài hòa và thu hút. Vậy những nguyên lý thị giác phổ biến trong thiết kế thi công nội thất là gì? Hãy cùng Modale Việt Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên lý thị giác trong thiết kế thi công nội thất là gì?
Trước khi tìm hiểu về những nguyên lý thị giác phổ biến trong thiết kế thi công nội thất, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về nguyên lý thị giác trong thiết kế thi công nội thất.
Có thể hiểu, nguyên lý thị giác trong thiết kế thi công nội thất là những quy tắc và khái niệm giúp sắp đặt không gian một cách hài hòa, đẹp mắt và hiệu quả. Nguyên lý thị giác có ảnh hưởng trực tiếp đến nhãn quan của người nhìn, bởi nó liên quan đến cách mà mắt con người tiếp cận, cảm nhận và xử lý thông tin về hình ảnh trong không gian nội thất.
Nguyên lý thị giác bao gồm các yếu tố như màu sắc, ánh sáng, hình khối, kết cấu và diện tích. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác về chiều sâu, kích thước và bố cục của không gian. Khi áp dụng các nguyên lý này trong việc thiết kế thi công nội thất không gian sống không chỉ làm nổi bật giá trị thẩm mỹ mà còn tối ưu hóa chức năng và nâng cao cảm nhận cho người nhìn về không gian.
Vì sao cần ứng dụng nguyên lý thị giác khi thiết kế thi công nội thất?
1. Tạo sự hài hòa, cân bằng và tăng giá trị thẩm mỹ
Tác dụng chính của việc ứng dụng nguyên lý thị giác trong thiết kế thi công nội thất là để nâng tầm giá trị thẩm mỹ của không gian. Các nguyên lý này khi được ứng dụng đúng cách sẽ giúp các yếu tố trong không gian kết hợp với nhau một cách hài hòa và tạo ra sự cân bằng trong không gian.
Bước vào một không gian cân đối và đẹp mắt luôn mang lại cho thị giác người nhìn cảm giác dễ chịu. Vì vậy, không gian có áp dụng nguyên lý thị giác không chỉ thu hút sự chú ý và thoải mái cho chủ nhà – người trực tiếp sinh sống trong ngôi nhà đó – mà còn tạo và tạo ấn tượng với những vị khách quý khi đến thăm nhà.
2. Cải thiện chức năng
Như chúng ta đã biết, việc thiết kế thi công nội thất không chỉ cần đẹp mà còn phải đảm bảo tối ưu chức năng sử dụng không gian. Và việc áp dụng nguyên lý thị giác giúp gia chủ bố trí đồ nội thất một cách hợp lý, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.
Hơn thế nữa, những nguyên lý thị giác cũng có tác dụng phân chia không gian để gia chủ sử dụng diện tích nhà ở một cách hiệu quả. Ví dụ, nếu diện tích không gian hạn chế, áp dụng một số quy tắc trong nguyên lý thị giác giúp căn phòng có cảm giác rộng rãi hơn. Ngược lại, trong một căn phòng rộng rãi, việc sắp xếp và phân chia bố cục không gian hợp lý sẽ tránh được cảm giác trống trải và lạc lõng.
3. Định hướng cảm xúc
Một không gian khi thiết kế thi công nội thất có ứng dụng nguyên lý thị giác có thể giúp gia chủ cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn so với một ngôi nhà sắp xếp đồ vật một cách tạm bợ không chủ đích. Điều này là bởi, việc thiết kế thi công nội thất có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của người nhìn. Bầu không khí của căn nhà mang cảm giác sang trọng hoặc ấm cúng hoặc gần gũi … đều có thể định hướng bằng cách áp dụng một số quy tắc và hướng dẫn của nguyên lý thị giác khi thiết kế thi công nội thất.
Tóm lại, áp dụng nguyên lý thị giác trong thiết kế thi công nội thất không chỉ nâng cao giá trị thẩm mỹ mà còn cải thiện chức năng và nâng cao trải nghiệm sống, kiến tạo một không gian lý tưởng cho mọi nhà.
Những nguyên lý thị giác phổ biến trong thiết kế thi công nội thất
1. Nguyên lý thị giác cân bằng
Một trong những nguyên lý cơ bản nhất trong thiết kế thi công nội thất là nguyên lý thị giác cân bằng – yếu tố quyết định đến sự ổn định và hài hòa của không gian. Nguyên lý cân bằng được phân chia thành hai hình thức chính là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng. Trong khi nguyên lý cân bằng đối xứng thường thấy trong các không gian mang tính cổ điển, sang trọng thì nguyên lý cân bằng không đối xứng lại phù hợp với những không gian hiện đại, có tính sáng tạo và thoải mái.
Cụ thể, trong nguyên lý cân bằng đối xứng, các yếu tố nội thất trong không gian được sắp đặt đối xứng qua một trục trung tâm. Ví dụ, khi bố trí 2 dãy ghế giống hệt nhau đặt đối xứng ở hai bên của chiếc bàn ăn.
Mặt khác, trong nguyên lý cân bằng không đối xứng, các yếu tố mặc dù khác nhau về hình dạng, kích thước hoặc màu sắc và được sắp xếp một cách tự do nhưng vẫn tạo ra cảm giác cân bằng trong không gian tổng thể. Ví dụ, một bên là bộ sofa phòng khách và một bên là chiếc ghế bành hoặc ghế đôn, tạo nên thế cân đối khi thiết kế thi công nội thất phòng khách.
2. Nguyên lý thị giác phân cấp
Một trong những nguyên lý thị giác quan trọng không thể thiếu trong thiết kế thi công nội thất là phân cấp, có tác dụng xác định thứ tự ưu tiên của các yếu tố khác nhau trong không gian. Nguyên lý này sẽ lựa chọn ra những yếu tố quan trọng nhất trong không gian và làm nổi bật chúng bằng cách sử dụng kích thước, màu sắc hoặc vị trí.
Đồng thời, khi áp dụng nguyên lý thị giác phân cấp trong thiết kế thi công nội thất có thể tạo ra một bố cục có thứ tự rõ ràng, từ yếu tố quan trọng đến các yếu tố phụ, tạo nên tính liên kết và mạch lạc hơn cho tổng thể không gian. Nguyên lý này định hướng cách tiếp cận về thị giác của người nhìn, hướng sự chú ý của người nhìn đến những điểm quan trọng.
Đơn cử như việc thiết kế thi công nội thất phòng ngủ lấy chiếc giường ngủ là nhân vật trung tâm của không gian. Vì vậy, khi sắp xếp không gian cần bố trí làm sao để nổi bật món nội thất này. Và sự xuất hiện của những các đồ nội thất nhỏ hơn và phụ kiện xung quanh như tủ đầu giường, ghế bành, bàn trang điểm,… sẽ là những yếu tố bổ trợ và làm nổi bật nên món nội thất chính.
3. Nguyên lý thị giác nhấn mạnh
Cũng là một phương pháp để gây ấn tượng với những điểm nhấn trong không gian, nguyên lý thị giác nhấn mạnh sử dụng màu sắc, ánh sáng, hoặc vật liệu khác biệt, để làm nổi bật một hoặc một vài yếu tố nội thất cụ thể, từ đó giúp dẫn dắt ánh nhìn và tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người xem. Việc áp dụng nguyên lý thị giác nhấn mạnh trong thiết kế thi công nội thất giúp tạo ra một tiêu điểm thị giác, giúp người nhìn tập trung vào những yếu tố quan trọng trong không gian.
Để áp dụng nguyên lý thị giác nhất mạnh vào thiết kế thi công nội thất, gia chủ có thể ứng dụng một số cách như sau:
– Sử dụng đồ nội thất hoặc chi tiết trang trí có kích thước lớn để thu hút sự chú ý. Ví dụ, sử dụng một chiếc ghế sofa lớn để tạo thành tâm điểm của phòng khách.
– Sử dụng nội thất có hình dáng độc đáo hoặc kết cấu khác biệt để tạo sự thu hút. Cụ thể, một chiếc ghế được có thiết kế lạ mắt, được chế tạo từ chất liệu đặc biệt sẽ dễ dàng trở thành điểm nhấn ấn tượng.
Xem thêm sản phẩm tại: Ghế bành Infini
– Đặt những món đồ muốn gây chú ý ở vị trí trung tâm phòng hoặc ngang tầm mắt, để người nhìn dễ thấy và dễ dàng để ý tới.
– Sử dụng một món nội thất có màu sắc nổi bật hoặc tương phản với các gam màu khác trong không gian để làm tạo điểm nhấn nổi bật.
– Sử dụng hệ thống chiếu sáng để làm nổi bật một yếu tố cụ thể, điển hình như việc sử dụng đèn chùm hoặc đèn spotlight, chiếu thẳng tới vị trí không gian mà gia chủ muốn gây ấn tượng.
4. Nguyên lý thị giác chuyển động
Trong thiết kế thi công nội thất, nguyên lý thị giác chuyển động được hiểu là cách sử dụng các yếu tố nội thất trong không gian để dẫn dắt ánh nhìn. Nói cách khác, việc áp dụng nguyên lý thị giác chuyển động trong thiết kế thi công nội thất khiến ánh nhìn của con người di chuyển theo không gian, bằng cách sử dụng các yếu tố về đường nét, hình dáng, độ sâu hoặc hiệu ứng ánh sáng. Nguyên lý này tạo ra một dòng chảy thị giác, giúp không gian trở nên sinh động và cuốn hút hơn, để người nhìn có thể cảm nhận không gian một cách mượt mà, tự nhiên.
Ví dụ, khi thiết kế thi công nội thất phòng khách hiện đại, gia chủ sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng ở nhiều vị trí khác nhau, như đèn trần chiếu sáng khu vực trung tâm, đèn bàn bên cạnh ghế sofa và đèn tường chiếu sáng các tác phẩm nghệ thuật.
Khi ánh sáng được điều chỉnh để tạo ra độ tương phản, nó dẫn dắt ánh nhìn của người xem từ các điểm nhấn, từ bức tranh trên tường đến ghế sofa, tạo ra cảm giác chuyển động tự nhiên trong không gian. Sự thay đổi về ánh sáng cũng có thể tạo ra cảm xúc khác nhau, từ ấm áp và thư giãn đến sống động và hấp dẫn hơn.
5. Nguyên lý thị giác lặp lại
Nguyên lý thị giác lặp lại trong thiết kế thi công nội thất chỉ sự nhắc lại các yếu tố giống nhau hoặc tương tự trong cùng một không gian để tạo ra sự nhất quán và hài hòa. Nguyên lý này giúp củng cố tính liên kết giữa các phần trong thiết kế, giúp không gian trở nên chặt chẽ hơn, đồng thời tạo ra đồng điệu dễ chịu về mặt thị giác, giúp gia chủ cảm thấy thoải mái và quen thuộc. Hơn nữa, nguyên lý thị giác lặp lại còn làm mạnh mẽ thêm yếu tố thị giác của các chi tiết muốn nhấn mạnh trong không gian.
Điển hình như việc gia chủ sử dụng các món nội thất có cùng thương hiệu, với họa tiết và hoa văn tương đồng khi thiết kế thi công nội thất. Điều này không chỉ giúp tạo ra một sự đồng nhất và ổn định trong không gian, mà còn làm cho không gian trở nên hấp dẫn, thể hiện cá tính riêng biệt của chủ nhà.
6. Nguyên lý thị giác kế cận
Tiếp theo, nguyên lý thị giác kế cận cũng là một công cụ hữu ích trong thiết kế thi công nội thất, áp dụng trong việc sắp đặt vị trí của các yếu tố nội thất. Trong đó, những yếu tố có cùng công năng và liên quan đến nhau sẽ đặt vị trí gần nhau, tạo ra sự cộng hưởng và giảm thiểu sự lộn xộn. Việc sắp xếp các yếu tố nội thất gần nhau giúp tạo ra một nhóm hoặc một mối liên kết, tạo thành các khu vực chức năng.
Ví dụ, trong thiết kế thi công nội thất phòng khách, nhóm ghế sofa và bàn trà thường được bố trí trong cùng một góc của căn phòng. Điều này giúp cho những người dù lần đầu tiên bước vào không gian cũng dễ dàng nhận ra rằng các món đồ này thuộc về cùng một khu vực. Có thể nói, việc sắp xếp các yếu tố theo nguyên lý kế cận giúp tạo ra sự rõ ràng và dễ hiểu, làm cho bố cục không gian trở nên gắn kết và có tổ chức hơn.
7. Nguyên lý thị giác không gian âm
Nguyên lý thị giác không gian âm là một nguyên lý thường được áp dụng phổ biến trong phong cách thiết kế nội thất tối giản. Sống trong không gian mang phong cách tối giản, gia chủ thường sẽ dần quen với những khoảng trống. Đây là những khoảng không gian trống trải có chủ đích, không tạo cảm giác tạm bợ mà thể hiện vẻ đẹp thanh lịch, tinh tế và lắng đọng. Sử dụng không gian trống giữa các yếu tố nội thất vừa tạo ra sự hài hòa và nhấn mạnh cho những yếu tố quan trọng xung quanh, vừa tạo cảm giác thoáng đãng và dễ chịu cho không gian.
Không gian âm trong thiết kế thi công nội thất có thể là việc sử dụng các mảng tường màu trắng, hoặc cũng có thể là bất kỳ khoảng trống nào không chứa nội thất. Để lại khoảng trống giữa các món nội thất giúp các món đồ có khoảng không gian để “thở” và không tránh cảm giác chật chội, bí bách. Gia chủ cũng có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên để làm nổi bật không gian âm, tạo cảm giác không gian rộng rãi hơn diện tích thực tế.
8. Nguyên lý thị giác tương phản
Một trong những nguyên lý thị giác tạo nên ấn tượng mạnh mẽ nhất khi thiết kế thi công nội thất là tương phản. Nguyên lý này tạo ra sự nổi bật dựa trên sự khác biệt về màu sắc, kích thước, hình dáng hoặc ánh sáng. Sự tương phản giúp làm nổi bật các yếu tố chính trong không gian, tạo ra một không gian đa dạng và thú vị hơn. Đồng thời, sự tương phản cũng góp phần truyền tải những thông điệp và cảm xúc khác nhau về không gian đối với người nhìn.
Một trong những phương pháp kinh điển tạo nên sự tương phản trong thiết kế thi công nội thất là việc phối hợp hai gam màu đối lập trắng và đen tạo ra sự hấp dẫn thị giác và làm nổi bật các vùng khác nhau trong không gian. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể sử dụng nghệ thuật ánh sáng để tạo ra các vùng tối và sáng, trong cùng không gian, giúp tạo ra không gian thẩm mỹ, hấp dẫn và đầy tính sáng tạo.
Đọc thêm:
– Top 5 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Không Bao Giờ Lỗi Mốt
– 4 Ý Tưởng Giúp Mở Rộng Không Gian – Áp Dụng Với Các Mẫu Thiết Kế Nhà Phố Diện Tích Nhỏ
– 5 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Phổ Biến Bạn Không Nên Bỏ Qua
Để biến ngôi nhà của bạn trở thành một không gian đầy nghệ thuật, việc hiểu và áp dụng các nguyên lý thị giác khi thiết kế thi công nội thất là điều vô cùng cần thiết. Những quy tắc này không chỉ giúp bạn tạo ra không gian sống thỏa mãn các yêu cầu về mặt thị giác mà còn tối ưu công năng và sự tiện nghi cho cả gia đình. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kiến tạo không gian đẳng cấp, sang trọng và nâng tầm trải nghiệm sống.
Để biết thêm về nội thất cao cấp hoặc quan tâm đến dịch vụ thiết kế thi công nội thất, hãy liên hệ và theo dõi chúng tôi qua:
1. Website: Modale Việt Nam 2. Hotline: 0908 92 93 98 3. Facebook: MODALE Việt Nam |