NỘI THẤT CHÂU ÂU CAO CẤP

Kinh Nghiệm Thiết Kế Thi Công Nội Thất Phòng Ăn: Chọn Bàn Ăn Mặt Gỗ Hay Bàn Ăn Mặt Đá?

Bàn ăn có thể coi là một trong những món nội thất cần thiết bậc nhất trong không gian phòng ăn. Hiện nay, trên thị trường có vô vàn sản phẩm bàn ăn với kiểu dáng đa dạng và chất liệu phong phú. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về thiết kế thi công nội thất, đứng trước rất nhiều sự lựa chọn, ắt hẳn bạn sẽ lúng túng không biết nên lựa chọn bàn ăn như thế nào là tốt nhất?

Trong bài viết này, Modale Việt Nam sẽ chỉ ra những ưu, nhược điểm của 2 chất liệu làm mặt bàn ăn phổ biến: gỗ và đá, để bạn có thêm kinh nghiệm lựa chọn bàn ăn khi thiết kế thi công nội thất.

Tiêu chí chọn bàn khi thiết kế thi công nội thất phòng ăn

Bàn ăn thường được đặt ở trung tâm của gian bếp. Đây là nơi quây quần, sum họp của cả gia đình trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, bàn ăn không chỉ là một sản phẩm có công năng sử dụng mà còn là điểm nhấn trọng tâm của cả không gian.

Trong quá trình thiết kế thi công nội thất, để lựa chọn được một chiếc bàn ăn phù hợp cho không gian phòng, gia chủ cần quan tâm đến 3 tiêu chí quan trọng sau đây.

1. Chọn bàn ăn phù hợp theo nhu cầu sử dụng

Bàn ăn có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Khi thiết kế thi công nội thất, trước khi lựa chọn bàn ăn, gia chủ cần cân nhắc đến số lượng thành viên trong gia đình để chọn kích thước và kiểu dáng bàn ăn cho phù hợp.

Ví dụ, gia đình có 4 người thì thường có xu hướng lựa chọn những chiếc bàn ăn mặt vuông, kích thước vừa vặn để 4 chiếc ghế ngồi. Ngược lại, những gia đình nhiều thế hệ sẽ ưu tiên lựa chọn những chiếc bàn rộng hơn để đảm bảo chỗ ngồi cho tất cả mọi người.

Thiết kế thi công nội thất cao cấp
Nguồn: MODALE

Xem thêm sản phẩm tại: Bàn ăn tròn Zenit

Bên cạnh đó, mỗi gia đình lại có nhu cầu sử dụng bàn ăn vào các mục đích khác nhau. Một số gia đình chỉ sử dụng bàn ăn trong những bữa cơm nhà, với thành viên trong gia đình. Nhưng một số gia đình lại thường xuyên tổ chức các bữa tiệc và mời nhiều bạn bè, họ hàng đến tham dự. Với những gia đình có nhu cầu sử dụng bàn ăn để tổ chức tiệc, khi thiết kế thi công nội thất, cần lưu ý ưu tiên lựa chọn những chiếc bàn lớn, dài để chứa được hết số lượng khách theo nhu cầu.

Thiết kế thi công nội thất cao cấp
Nguồn: MODALE

Xem thêm sản phẩm tại: Bàn ăn chữ nhật Zenit

2. Chọn kích thước bàn phù hợp với diện tích phòng ăn

Một trong những yếu tố khiến gia chủ cần cân nhắc để lựa chọn bàn ăn khi thiết kế thi công nội thất, đó là diện tích không gian phòng ăn. Kích thước bàn ăn cần có sự tương xứng với diện tích không gian đặt bàn.

Nếu diện tích phòng ăn hạn chế nhưng đặt một chiếc bàn ăn quá khổ thì sẽ khiến không gian chật chội, bí bách, gây cản trở lối đi trong phòng. Ngược lại, một không gian rộng rãi nhưng đặt một chiếc bàn ăn quá nhỏ sẽ khiến bố cục bị mất cân đối, khiến chiếc bàn như bị “nuốt chửng” giữa không gian.

Khi thiết kế thi công nội thất, lựa chọn một chiếc bàn có kích thước phù hợp với diện tích sẽ tạo nên bố cục hài hòa và tăng tính thẩm mỹ cho không gian phòng ăn.

Thiết kế thi công nội thất cao cấp
Nguồn: Freepik

3. Chọn bàn dựa trên màu sắc & phong cách thiết kế thi công nội thất phòng ăn

Để đảm bảo tối đa giá trị thẩm mỹ cho không gian, khi thiết kế thi công nội thất phòng ăn, gia chủ cần thống nhất một phong cách thiết kế chủ đạo. Phong cách chủ đạo này sẽ chi phối đến mọi sự lựa chọn nội thất, bao gồm cả màu sắc bàn ăn, kiểu dáng bàn ăn, chất liệu bàn ăn.

Thiết kế thi công nội thất cao cấp
Nguồn: Freepik

Khi thiết kế thi công nội thất phòng ăn sang trọng, nếu kiểu dáng và màu sắc của bàn ăn không hài hòa so với phong cách thiết kế của tổng thể phòng thì không gian sẽ mất đối xứng, cân bằng, phá vỡ tính thống nhất và giảm đi vẻ cao cấp.

So sánh 2 chất liệu bàn ăn phổ biến: Bàn ăn mặt gỗ và bàn ăn mặt đá

Trong số những loại bàn ăn trên thị trường hiện nay, hai loại chất liệu phổ biến nhất thường được sử dụng làm mặt bàn là gỗ và đá. Vậy, mặt bàn bằng gỗ hay mặt bàn bằng đá tốt hơn? Chúng ta hãy cùng nhau so sánh những ưu, nhược điểm của từng loại chất liệu.

1. Bàn ăn mặt gỗ tự nhiên

1.1. Ưu điểm

Trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất, gỗ luôn được coi là một loại vật liệu có vẻ đẹp vượt thời gian. Sử dụng các loại gỗ tự nhiên cao cấp để chế tác thành mặt bàn ăn giúp chiếc bàn có rất nhiều ưu điểm, có thể kể đến như:

– Tuổi thọ của những sản phẩm nội thất gỗ thường rất cao: từ 10-15 năm.

– Màu sắc của bàn ăn mặt gỗ có vân tự nhiên. Đây là vẻ đẹp độc bản, mang đến cảm giác sang trọng, luôn được đề cao trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất.

– Bàn ăn mặt gỗ có thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo, với kiểu dáng đa dạng, có thể phù hợp trong mọi phong cách thiết kế thi công nội thất, từ cổ điển đến hiện đại.

– Bàn gỗ tự nhiên có kết cấu chắc chắn, có thể chịu lực tốt.

Thiết kế thi công nội thất cao cấp
Nguồn: MODALE

Xem thêm sản phẩm tại: Bàn ăn ISIS

1.2. Nhược điểm

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, bàn ăn mặt gỗ tự nhiên vẫn có một số những hạn chế, có thể gây rắc rối cho gia chủ khi sử dụng, như:

– Chất liệu gỗ đòi hỏi sự cầu kỳ trong quá trình bảo quản để duy trì tuổi thọ của nội thất.

– Gỗ chỉ chống nước ở mức độ trung bình. Khi sử dụng, gia chủ cần chú ý tránh những nơi ẩm ướt.

Xem thêm cách bảo quản mặt bàn ăn bằng gỗ tại: Những Điều Nên & Không Nên Làm Để Bảo Quản Nội Thất Gỗ Luôn Bền Đẹp 

Cân nhắc những ưu nhược điểm trên, mặt bàn bằng gỗ là sự lựa chọn giá trị cho nhiều không gian phòng ăn. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, gia chủ cần lưu tâm bảo quản và giữ gìn để bàn ăn luôn bền đẹp.

2. Bàn ăn mặt đá

2.1. Ưu điểm

Khắc phục được những hạn chế về chất liệu, những bàn ăn có mặt bàn bằng đá có những ưu điểm vượt trội về độ bền và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết ẩm ướt. Cùng với đó, bàn ăn mặt đá có những ưu điểm sau:

– Bàn ăn mặt đá cũng có tuổi thọ cao, từ 10-15 năm.

– Mặt đá có độ bóng tự nhiên nhất định, thể hiện sự sang trọng ngay từ chất liệu.

– Vân đá là họa tiết độc bản, có-một-không-hai. Vì vậy, mỗi chiếc bàn ăn mặt đá cũng là một tác phẩm nghệ thuật độc-nhất-vô-nhị.

– Đặc trưng của chất liệu đá là độ trơn nhẵn, thuận thiện để gia chủ lau chùi vệ sinh trong quá trình sử dụng.

Thiết kế thi công nội thất cao cấp
Nguồn: MODALE

Xem thêm sản phẩm tại: Bàn đá cẩm thạch Barbara

2.2. Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, song chất liệu đá sử dụng làm mặt bàn ăn vẫn mang lại một số nhược điểm nhất định, có thể kể đến như:

– Vì đá là chất liệu dễ gãy nứt nên bàn ăn đá dễ bị sứt mẻ nếu chịu tác động mạnh.

– Những chiếc bàn ăn mặt đá thường có trọng lượng rất nặng, vì vậy gia chủ khó lòng di chuyển khi muốn thay đổi bố cục nội thất của phòng ăn.

Đọc thêm:

Bí Quyết Chọn Bàn Phù Hợp Khi Thiết Kế Nội Thất Phòng Ăn

Cẩm Nang Bảo Quản Bàn Ăn Cổ Điển Cao Cấp Dành Cho Người Mới

Nâng Tầm Không Gian Ẩm Thực Với Top 5 Nội Thất Phòng Ăn Sang Trọng

Thiết Kế Nội Thất Phòng Ăn Chuẩn Với 6 Bước Này

Suy cho cùng, mỗi loại chất liệu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hiểu được những ưu điểm và nhược điểm của từng chất liệu, gia chủ có thể cân nhắc để lựa chọn một chiếc bàn ăn có chất liệu phù hợp khi thiết kế thi công nội thất phòng ăn.

Để biết thêm những kinh nghiệm trong quá trình thiết kế thi công nội thất hoặc quan tâm đến dịch vụ thiết kế thi công nội thất trọn gói, hãy liên hệ và theo dõi chúng tôi qua:

1. Website: Modale Việt Nam

2. Hotline: 0908 92 93 98

3. Facebook: MODALE Việt Nam

Vector

language :

Vector

NGÔN NGỮ :