THĂM QUAN CỬA HÀNG

Cẩm Nang Thiết Kế Thi Công Nội Thất Phòng Bếp: Cách Vệ Sinh Bàn Ăn Mặt Đá

Trong thế giới nội thất, nhu cầu về vẻ đẹp thẩm mỹ ngày càng được nâng cao. Vì vậy, khi thiết kế thi công nội thất nhà ở, mọi món đồ không chỉ cần đảm bảo công năng sử dụng, mà còn cần tôn lên vẻ đẹp cho phong cách thiết kế thi công nội thất của ngôi nhà.

Trong phòng bếp, một chiếc bàn ăn mặt đá có thể đảm bảo được cả hai yếu tố trên. Tuy nhiên, để duy trì được vẻ đẹp sáng bóng lung linh của bàn ăn mặt đá, gia chủ cần có phương pháp vệ sinh cẩn trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp bí quyết vệ sinh bàn đá đúng cách, gìn giữ vẻ đẹp cho món nội thất này.

Lý do cần vệ sinh bàn ăn mặt đá thường xuyên và đúng cách

Trong quá trình thiết kế thi công nội thất, phòng bếp không chỉ là nơi ăn uống, nấu nướng của gia chủ mà còn là không gian gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình. Trong không gian phòng bếp, bàn ăn là món nội thất quan trọng để cả gia đình sum vầy đầm ấm trong mỗi bữa ăn.

Nội thất phòng ăn cao cấp
Nguồn: MODALE

Xem thêm sản phẩm tại: Bàn đá cẩm thạch Barbara

Vì vậy, việc vệ sinh bàn đá là việc làm cần thiết trong cẩm nang thiết kế thi công nội thất phòng bếp, nhằm:

1. Đảm bảo vẻ đẹp cho nội thất

Đặc trưng của chất liệu đá khi sử dụng trong thiết kế thi công nội thất là vẻ đẹp lấp lánh, bóng loáng của bề mặt. Bề mặt trên nội thất đá có tác dụng phản chiếu ánh sáng rất tốt, thể hiện vẻ đẹp lộng lẫy, lung linh và tinh tế sang trọng. Do đó, việc vệ sinh bàn ăn mặt đá khi thiết kế thi công nội thất giúp bàn ăn luôn giữ được sự sáng bóng của chất liệu.

Nội thất phòng ăn cao cấp
Nguồn: MODALE

2. Đảm bảo độ bền cho nội thất, hạn chế phát sinh chi phí sửa chữa thay mới tốn kém

Một trong những yếu tố giúp tăng độ bền cho nội thất là sự cẩn thận của người sử dụng. Trong quá trình sử dụng bàn ăn, nếu gia chủ có phương pháp vệ sinh và bảo dưỡng phù hợp sẽ giúp tăng tuổi thọ cho món đồ, thậm chí lâu hơn so với tư vấn của đơn vị thiết kế thi công nội thất

Nội thất phòng ăn cao cấp
Nguồn: MODALE

Việc đảm bảo độ bền cho bàn ăn sẽ giúp gia tránh được nguy cơ phát sinh các khoản chi phí không đáng có để vệ sinh, sửa chữa hoặc thay mới nội thất, tiết kiệm được một khoản trong ngân sách thiết kế thi công nội thất.

Vệ sinh và thiết kế thi công nội thất phòng bếp
Nguồn: Freepik

3. Đảm bảo an toàn khi sử dụng, tránh nguy cơ xảy ra sự cố

Bàn ăn là nơi các thành viên trong gia đình quây quần sum họp trong mỗi bữa cơm. Vì vậy, việc giữ bàn ăn sạch sẽ tránh vết bẩn và mùi khó chịu, giúp mỗi người thân yêu có trải nghiệm ăn uống thoải mái hơn. Nếu một chiếc bàn ăn không được sạch sẽ, có thể tồn tại những loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

Đặc biệt, việc kiểm tra và bảo dưỡng bàn ăn thường xuyên khi thiết kế thi công nội thất có thể sớm phát hiện những hư tổn ở phần khung bàn, chân bàn. Đây là những hư hại tiềm ẩn nguy cơ đổ gãy bàn ăn, khiến các thành viên trong nhà bị thương khi đang sử dụng.

Vệ sinh và thiết kế thi công nội thất phòng bếp
Nguồn: Freepik

Đọc thêm: Kinh Nghiệm Thiết Kế Thi Công Nội Thất Phòng Ăn: Chọn Bàn Ăn Mặt Gỗ Hay Bàn Ăn Mặt Đá? 

Cách vệ sinh bàn ăn mặt đá “chuẩn” từ chuyên gia

1. Các bước chuẩn bị trước khi vệ sinh

1.1. Xác định loại đá làm vật liệu thiết kế thi công nội thất

Đá tự nhiên

Trong thiết kế thi công nội thất, mặt bàn ăn làm từ các loại đá tự nhiên như đá cẩm thạch, đá hoa cương thường có độ cứng và bóng cao. Tuy nhiên điều này cũng khiến chất liệu này dễ bị trầy xước nếu không được chăm sóc đúng cách. Đá cẩm thạch mềm hơn đá hoa cương và dễ bị axit ăn mòn hơn. Vì vậy, cần lựa chọn phương pháp vệ sinh cẩn thận và phù hợp.

Nội thất phòng ăn cao cấp
Nguồn: MODALE

Xem thêm sản phẩm tại: Bàn ăn Dunes 

Đá nhân tạo

Nếu gia chủ lựa chọn các loại đá nhân tạo để thiết kế thi công nội thất, cần lưu ý cách sử dụng các loại dung dịch vệ sinh tẩy rửa có chứa hóa chất mạnh để tránh tổn hại đến bàn ăn.

1.2. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết

Khăn mềm: Nên chuẩn bị ít nhất 2 khăn để lau ướt và lau khô. Khăn mềm có tác dụng tránh trầy xước bề mặt bàn ăn.

Nước ấm

Nước ấm sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và vết bẩn một cách nhẹ nhàng.

Dung dịch vệ sinh

Tùy vào loại chất liệu sử dụng chế tác mặt bàn ăn khi thiết kế thi công nội thất mà gia chủ lựa chọn dung dịch vệ sinh chuyên dụng phù hợp.

Bàn chải mềm hoặc miếng bọt biển

Đối với những vết bẩn cứng đầu, bàn chải hoặc miếng bọt biển là dụng cụ xử lý hữu hiệu.

Dung dịch làm bóng hoặc dầu dưỡng

Đây là những sản phẩm có tác dụng đảm bảo độ sáng bóng và tránh vết ố cho mặt đá.

Vệ sinh và thiết kế thi công nội thất phòng bếp
Nguồn: Freepik

1.3. Dọn dẹp khu vực bàn ăn cần vệ sinh

Gia chủ cần dọn sạch sẽ các vật dụng trên mặt bàn ăn để tránh cản trở hoặc đổ vỡ khi đang tiến hành quá trình vệ sinh. Trong quá trình dọn vệ sinh mặt bàn, khó tránh khỏi các dung dịch tẩy rửa bắn ra xung quanh.

Vì vậy, gia chủ cũng nên dọn dẹp gọn gàng và sạch sẽ khu vực xung quanh bàn ăn để bảo vệ các vật dụng khác. Đây là bước quan trọng khi vệ sinh bàn ăn trong cẩm nang thiết kế thi công nội thất phòng bếp.

Nội thất phòng ăn cao cấp
Nguồn: MODALE

2. Các bước vệ sinh bàn ăn mặt đá

Sau khi đã chuẩn bị xong, bạn có thể bắt tay vào vệ sinh bàn đá, theo 4 bước sau đây:

2.1. Làm sạch bề mặt bàn ăn

Trước tiên, bạn cần sử dụng khăn khô để loại bỏ bụi bẩn và những mảnh vụn nhỏ trên bàn ăn. Việc làm này giúp bạn tránh được nguy cơ trầy xước mặt bàn khi lau chùi. 

Sau khi đảm bảo bàn ăn không còn những mảnh vụn nhỏ lợn cợn, có thể bắt đầu tiến hành lau sơ qua bề mặt bàn một lượt bằng khăn mềm nhúng nước ấm. Nước ấm giúp các vết bẩn trở nên mềm, giúp vệ sinh dễ dàng hơn.

Vệ sinh và thiết kế thi công nội thất phòng bếp
Nguồn: Freepik

2.2. Sử dụng dung dịch vệ sinh

Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, pha loãng với nước theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất. Bạn cũng có thể tự chế dung dịch vệ sinh mặt bàn tại nhà bằng cách pha nước ấm với xà phòng nhẹ và giấm ăn.

Sau khi đã có hỗn hợp dung dịch pha loãng, nhúng khăn mềm trong dung dịch và lau nhẹ nhàng trên bề mặt bàn. Khi lau, bạn nên hạn chế dùng lực mạnh vì có thể gây xước mặt đá. Bàn ăn mặt đá bị xước rất dễ bị ố vàng, mất đi độ sáng bóng và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của phong cách thiết kế thi công nội thất phòng bếp.

2.3. Xử lý các vết bẩn cứng đầu

Đối với những vết bẩn lâu ngày cứng đầu, gia chủ nên sử dụng các dung dịch vệ sinh có tác dụng tẩy rửa mạnh hơn, nhưng vẫn đảm bảo không chứa axit gây ảnh hưởng đến chất liệu.

Dùng các loại bàn chải mềm hoặc miếng bọt biển để chà lên vết bẩn. Tuy nhiên, không nên dùng lực quá mạnh có thể làm xước bề mặt. Đối với những vết bẩn cứng đầu, bạn nên để dung dịch thấm lên vết bẩn 3 -5 phút trước rồi mới bắt đầu chà rửa.

Vệ sinh và thiết kế thi công nội thất phòng bếp
Nguồn: Freepik

2.4. Lau khô và làm bóng

Sau khi đã xử lý hết vết bẩn trên mặt bàn đá, bạn cần tiến hành công đoạn cuối cùng là lau khô toàn bộ về mặt. Đây là một công đoạn quan trọng trong cẩm nang vệ sinh bàn ăn khi thiết kế thi công nội thất phòng bếp, bởi những vết nước đọng lại trên bèn có thể gây ố hoặc làm mất độ bóng của đá.

Vệ sinh và thiết kế thi công nội thất phòng bếp
Nguồn: Freepik

Không chỉ dừng lại ở đó, để giữ gìn độ sáng bóng và bảo vệ mặt bàn, gia chủ nên sử dụng thêm những dung dịch làm bóng hoặc dầu dưỡng chuyên dụng. Những loại sản phẩm này có tác dụng làm sáng bóng và lung linh hơn chất liệu, giúp duy trì vẻ đẹp thẩm mỹ cho bàn ăn, từ đó kiến tạo vẻ đẹp cho phong cách thiết kế thi công nội thất phòng bếp.

Cẩm nang thiết kế thi công nội thất: Lưu ý khi bảo quản đồ nội thất làm từ đá cao cấp

1. Liên hệ với dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp

Bàn ăn mặt đá cao cấp thường có giá trị cao, là một khoản đầu tư đáng kể khi thiết kế thi công nội thất. Vì vậy, với những vết bẩn mà bạn không chắc có thể tự xử lý tại nhà thì nên nhờ đến sự trợ giúp của những dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để đảm bảo bàn ăn được vệ sinh đúng cách và giữ gìn được giá trị của món đồ.

2. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa có chứa axit hoặc chất ăn mòn mạnh

Đối với những loại đá tự nhiên cao cấp, gia chủ tuyệt đối không sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy hoặc chất ăn mòn mạnh. Sử dụng những chất này lên bề mặt đá có thể làm hư hỏng nghiêm trọng, tạo nên những vết xước không thể sửa chữa.

Khi thiết kế thi công nội thất, tùy vào loại đá sử dụng chế tác bàn ăn, gia chủ nên hỏi chính đơn vị nhận thiết kế thi công nội thất về các sản phẩm dung dịch vệ sinh được khuyến nghị sử dụng cho mặt bàn để đảm bảo an toàn cho món nội thất giá trị này.

3. Không nên dùng miếng cọ cứng hoặc bàn chải có lông cứng

Miếng cọ cứng và bàn chải cứng có thể gây trầy xước bề mặt đá, làm mất đi độ bóng và thẩm mỹ của bàn ăn. Các vết trầy xước này có thể gây tích tụ bụi bẩn và khó làm sạch, gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp trong phong cách thiết kế thi công nội thất phòng bếp.

Để bảo vệ bề mặt đá, khi chà rửa các vết bẩn, gia chủ chỉ nên sử dụng miếng bọt biển hoặc bàn chải mềm để làm sạch hiệu quả mà không gây hại cho đá.

Vệ sinh và thiết kế thi công nội thất phòng bếp
Nguồn: Freepik

4. Áp dụng các phương pháp bảo dưỡng hàng ngày

Để tránh việc phải xử lý sự cố khi bàn ăn mặt đá bị bẩn, gia chủ nên lưu ý áp dụng các phương pháp hữu ích trong cẩm nang thiết kế thi công nội thất phòng bếp để bảo dưỡng bàn ăn mặt đá hằng ngày.

4.1. Sử dụng đế lót khi đặt đồ nóng hoặc lạnh trực tiếp lên bề mặt đá

Hạn chế đặt trực tiếp các loại nồi chảo đĩa thức ăn nóng lên bề mặt đá. Thay vào đó, gia chủ nên sử dụng đế lót cho các món đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

Phòng bếp
Nguồn: Freepik

4.2. Thường xuyên lau bụi bề mặt

Không đợi đến khi bàn ăn có vết bẩn mới cần vệ sinh, mỗi ngày, gia chủ nên bỏ ra từ 10-20 giây lau chùi toàn bộ mặt bàn để tránh các vết bẩn lâu ngày khó xử lý, giữ cho bàn đá luôn sáng bóng, đảm bảo thẩm mỹ khi thiết kế thi công nội thất phòng bếp.

Vệ sinh và thiết kế thi công nội thất phòng bếp
Nguồn: Freepik

4.3. Lau chùi ngay sau khi có vết bẩn xuất hiện

Khi không may có những vết bẩn xuất hiện trên bề mặt, bạn cần tìm cách xử lý luôn, tránh việc trì hoãn khiến vết bẩn trở nên cứng đầu và ảnh hưởng đến chất lượng và vẻ đẹp của bàn ăn.

Vệ sinh và thiết kế thi công nội thất phòng bếp
Nguồn: Freepik

4.4. Làm sạch và đánh bóng định kỳ

Trong quá trình thiết kế thi công nội thất, gia chủ cần quy định thời gian làm sạch và đánh bóng định kỳ cho bàn ăn mặt đá. Đây là phương pháp cần thiết để làm sạch kỹ càng toàn bộ bề mặt, đồng thời khôi phục lại vẻ đẹp tự nhiên của đá và duy trì vẻ đẹp cho phong cách thiết kế thi công nội thất tổng thể của phòng ăn.

4.5. Kiểm tra và bảo trì các mối nối và cạnh bàn

Gia chủ nên thường xuyên kiểm tra các mối nối, cạnh bàn, chân bàn… để đảm bảo bàn ăn luôn chắc chắn. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của sự lỏng lẻo hoặc hư hỏng, hãy sửa chữa ngay để tránh sự cố không mong muốn xảy ra.

Đọc thêm:

Cẩm Nang Bảo Quản Bàn Ăn Cổ Điển Cao Cấp Dành Cho Người Mới

Tuổi Thọ Trung Bình Đồ Nội Thất Là Bao Lâu? Bí Quyết Tăng Độ Bền Sử Dụng Đồ Nội Thất

Những Điều Nên & Không Nên Làm Để Bảo Quản Nội Thất Gỗ Luôn Bền Đẹp

Trên đây là toàn bộ bí quyết vệ sinh và chăm sóc bàn ăn mặt đá cao cấp đúng cách và hiệu quả tại nhà. Đây là những kiến thức hữu ích bạn nên biết để làm dày cẩm nang thiết kế thi công nội thất nhà ở, đặc biệt là chăm chút cho không gian phòng bếp trở nên thẩm mỹ và sang trọng hơn.

Để biết thêm về các bí kíp chăm sóc đồ nội thất hoặc quan tâm đến dịch vụ thiết kế thi công nội thất cao cấp, hãy liên hệ và theo dõi chúng tôi qua: 

1. Website: Modale Việt Nam

2. Hotline: 0908 92 93 98

3. Facebook: MODALE Việt Nam

Vector

language :

Vector

NGÔN NGỮ :